Home Uncategorized Xét nghiệm Progesterone có ý nghĩa gì?

Xét nghiệm Progesterone có ý nghĩa gì?

0

Progesterone là một trong những loại nội tiết tố sinh dục nữ, được sản xuất tại buồng trứng sau giai đoạn rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Xét nghiệm Progesterone là xét nghiệm định lượng nồng độ Progesterone cơ thể tiết ra. Kết quả định lượng Progesterone trong máu có thể giúp bác sĩ biết được liệu bạn có dấu hiệu phóng noãn hay bạn đang có bất thường gì về chu kỳ phóng noãn không.

1. Progesterone là gì?

Để có thể hiểu về xét nghiệm progesterone, trước hết bạn cần biết progesterone có vai trò tác động gì lên cơ thể cũng như đối với thai nhi và mẹ bầu. Progesterone là được sản xuất ở buồng trứng ngay sau khi các nang noãn đã phóng thích trứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Progesterone có vai trò quan trọng trong sự điều hòa nội tiết của cơ quan sinh dục cũng như cơ thể người phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt và ảnh hưởng đến cả sự phát triển trong suốt thai kỳ của thai nhi.

Progesterone có vai trò quan trọng, nhất là góp phần đảm bảo tử cung luôn ở trạng thái sẵn sàng để có thể tiếp nhận thai kỳ. Sau hiện tượng phóng noãn, hormone này gia tăng, sẽ giúp lớp nội mạc tử cung dày lên, sẵn sàng cho quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, nồng độ progesterone sau đó sẽ giảm dần xuống cho tới khi lớp niêm mạc tử cung bong tróc và xuất hiện hiện tượng hành kinh. Ngược lại, nếu trứng thụ tinh với tinh trùng, nồng độ progesterone sẽ tăng lên duy trì để lớp nội mạc này dày, cung cấp dinh dưỡng suốt thai kỳ.

Bên cạnh đó, progesterone cũng rất cần thiết cho sự phát triển tuyến vú, sản xuất sữa cùng với hormone sinh dục nữ estrogen.

Không chỉ riêng ở phụ nữ mới tiết progesterone, nam giới cũng có một lượng nhỏ hormone này, chúng có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone sinh dục nam testosterone, là là hormon được bài tiết ở tuyến thượng thận.

2. Xét nghiệm Progesterone là gì?

Xét nghiệm progesterone là xét nghiệm định lượng lượng progesterone cơ thể tiết ra, thông qua xác định lượng hormone này có trong huyết thanh. Đây là một trong những xét nghiệm máu không phải phòng xét nghiệm nào cũng thực hiện được do cần có hệ thống máy hiện đại mới thực hiện được.

Xét nghiệm progesterone là xét nghiệm nồng độ progesterone cơ thể tiết ra

3. Khi nào cần xét nghiệm progesterone?

Xét nghiệm progesterone có thể được chỉ định cho những người phụ nữ gặp có vấn đề khi mang thai hay rối loạn kinh nguyệt. Kết quả định lượng nồng độ Progesterone trong máu sẽ giúp các bác sĩ biết nhận biết là có dấu hiệu phóng noãn không, có bất thường gì về chu kỳ kinh nguyệt không. Xét nghiệm này góp phần giúp chẩn đoán và điều trị vấn đề về khả năng sinh sản.

Nồng độ progesterone thay đổi suốt chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ và cả thời gian mang thai. Những người có nồng độ Progesterone quá thấp có thể do nguyên nhân từ chức năng buồng trứng kém, mãn kinh, sau mãn kinh.

Xét nghiệm progesterone có thể được chỉ định nhiều nhất ở các bà mẹ mang thai cũng như một liệu pháp giúp kiểm tra sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân tại sao bạn đang gặp khó khăn trong việc mang thai, đồng thời cũng giúp xác định liệu có hiện tượng phóng noãn hay không. Xét nghiệm còn được sử dụng nhằm thay thế cho các liệu pháp hormone khác hoặc đánh giá sức khỏe cho phụ nữ mang thai.

Xét nghiệm progesterone cần chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ thai phụ có mang thai ngoài tử cung hoặc có nguy cơ sảy thai. Thai ngoài tử cung là tình trạng khi trứng thụ tinh không bám vào tử cung mà bám vào các vị trí khác như cổ tử cung, ống dẫn trứng, trong ổ bụng. Nồng độ progesterone thấp cũng dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai sớm trong thai kỳ.

4. Cần chuẩn bị gì cho xét nghiệm progesterone?

Để tiến hành xét nghiệm định lượng Progesterone trong huyết thanh, nhân viên kỹ thuật sẽ lấy mẫu máu của bạn, gửi đến phòng phân tích thực hiện.

Hầu hết người cần xét nghiệm không phải chuẩn bị gì trước khi lấy mẫu máu, tuy nhiên họ có thể yêu cầu thực hiện những bước chuẩn bị nhất định. Ví dụ khi bạn đang dùng thuốc tránh thai, thuốc bổ sung progesterone hay các thuốc làm loãng máu có thể khiến nồng độ progesterone phân tích không chính xác. Hầu như chỉ các trường hợp này bạn mới cần dừng dùng thuốc trong thời gian nhất định trước khi lấy máu.

5. Rủi ro của xét nghiệm progesterone

Cũng như các xét nghiệm lấy máu khác, rủi ro là không đáng lo ngại với hầu hết mọi người.

Khi kim được cài vào tĩnh mạch để rút máu, bạn có thể cảm thấy đau. Hoặc khi lấy máu xong nhưng máu vẫn tiếp tục chảy ra trong vài phút. Vị trí cắm kim tiêm lấy máu sẽ có vết bầm tím nhanh hoặc rất lâu tan.

Các biến chứng nghiêm trọng khi lấy máu là rất hiếm, khi bạn được theo dõi một thời gian nhất định sau khi lấy máu. Các biến chứng này gồm ngất, nhiễm trùng, viêm tĩnh mạch, rối loạn chảy máu…

Hãy báo cho bác sỹ nếu gặp bất cứ bất thường nào khi lấy máu xét nghiệm và sau đó.

Xét nghiệm progesterone chỉ định cho phụ nữ gặp vấn đề khi mang thai

6. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm progesterone

Xét nghiệm cho kết quả nồng độ progesterone trong huyết thanh theo đơn vị ng/mL, bác sĩ khám trực tiếp nhận kết quả của bạn, dựa trên kết quả tiêu chuẩn (phụ thuộc giới tính, độ tuổi, chu kỳ kinh nguyệt, có đang mang thai không) mà chẩn đoán.

Nếu người phụ nữ đang có kinh nguyệt, nồng độ progesterone sẽ thấp, vài ngày sau rụng trứng, nồng độ sẽ đạt đỉnh điểm, sau đó lại quay trở lại mức thấp, trừ khi bạn có thai.

Nhìn chung, kết quả xét nghiệm progesterone là bình thường nếu chỉ số này nằm trong phạm vi sau:

  • Phụ nữ sau mãn kinh, đầu chu kỳ kinh nguyệt, đàn ông: Nhỏ hơn hoặc bằng 1 ng/ml.
  • Phụ nữ giữa chu kỳ kinh nguyệt: 5 – 20 ng/ml.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: 15-60 ng/ml.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa: 25.6 – 89.4 ng/ml.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối: 48.4 – 42.5 ng/ml. Lượng progesterone giảm dần để chuẩn bị cho việc em bé chào đời.

Thực ra nồng độ progesterone dao động rất nhiều, không những theo chu kỳ kinh nguyệt mà trong ngày nồng độ này đã thay đổi. Do đó ̧ vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ đánh giá bạn có vấn đề sức khỏe sinh sản tiềm tàng hay không.

Nồng độ progesterone cao ngoài mang thai có thể do:

  • Ung thư buồng trứng.
  • Ung thư tuyến thượng thận.
  • Rối loạn tăng sản thượng thận bẩm sinh.

Còn nồng độ Progesterone thấp do:

  • Không phóng noãn.
  • Không có kinh nguyệt.
  • Sảy thai.
  • Mang thai ngoài tử cung.
  • Thai chết.

Hiện nay, Vinmec có triển khai Gói Khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản. Gói khám này có thể phát hiện bệnh sớm các bệnh lý viêm nhiễm giúp điều trị dễ dàng, không tốn kém. Khi đăng ký Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, khách hàng sẽ được:

  • Khám chuyên khoa Phụ khoa.
  • Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo.
  • Siêu âm tuyến vú hai bên.
  • Các xét nghiệm như: Treponema pallidum test nhanh, Chlamydia test nhanh, lấy bệnh phẩm làm phiên đồ tế bào cổ tử cung – âm đạo, vi khuẩn nhuộm soi (dịch âm đạo nữ), HPV genotype PCR hệ thống tự động, tổng phân tích nước tiểu bằng máy tự động.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Exit mobile version