Có phải mang thai gây ra các vấn đề về túi mật?

Phụ nữ thường ít bị sỏi mật hơn nam giới, nhưng thai phụ lại đặc biệt có nguy cơ cao. Bệnh túi mật khi mang thai có thể gây ra triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi và nhạy cảm, làm ảnh hưởng đến mật và hình thành sỏi.

1. Tổng quan về bệnh túi mật khi mang thai

Túi mật là cơ quan nhỏ, có hình gần giống trái lê, nằm dưới gan, chứa chất mật dư do gan sản xuất. Khi thức ăn đi vào dạ dày, túi mật tiết dịch mật vào ruột non nhằm tiêu hóa chất mỡ. Khoảng 12% phụ nữ bị bệnh túi mật khi mang thai và biểu hiện các triệu chứng rõ rệt. Chẳng hạn như:

  • Thường xuyên đau dữ dội ở vùng bụng trên
  • Đau tăng lên sau bữa ăn nhiều chất béo
  • Đau ở lưng, giữa xương bả vai hoặc dưới vai phải
  • Buồn nôn, nôn và đầy bụng

Những triệu chứng cấp tính này bắt buộc phải được phẫu thuật cắt bỏ túi mật ngay lập tức, cả trong khi mang thai hay thời kỳ hậu sản. Xếp sau cắt bỏ ruột thừa, phẫu thuật cắt bỏ túi mật là can thiệp ngoại khoa phổ biến không phải sản khoa trong thai kỳ. Túi mật không phải là cơ quan thiết yếu của cơ thể, do đó cơ thể sẽ quen dần với việc mất đi túi mật.

Ngoài ra, ứ mật khi mang thai có thể gây ra những triệu chứng ngứa ở bà bầu tháng cuối, nhưng rất khó phân biệt. Nguyên nhân là vì bụng to ra khi mang thai cũng có thể gây căng da và ngứa. Lưu ý, một số phương pháp điều trị ngứa ngoài da phổ biến, như sử dụng antihistamine hoặc kem bôi hydrocortisone, chẳng những không có hiệu quả với cơn ngứa ở bà bầu tháng cuối do ứ mật, mà còn có nguy cơ gây hại cho em bé.

Bệnh túi mật khi mang thai

Phụ nữ mang thai rất dễ gặp các bệnh về túi mật

Nếu bệnh túi mật khi mang thai không gây ra triệu chứng nghiêm trọng và khó chịu, bác sĩ sẽ chờ đợi theo dõi xem tình hình thế nào. Nhưng nguy cơ biến chứng thai kỳ sẽ lớn hơn nếu người mẹ bị ứ mật khi mang thai. Những biến chứng bao gồm:

  • Thai nhi ra phân su trước khi sinh, ảnh hưởng đến khả năng thở của em bé
  • Sinh non
  • Thai chết lưu

Vì vậy, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên sinh em bé sớm hơn một chút khi đã đủ 37 tuần và có sức khỏe tốt.

2. Nguyên nhân gây ứ mật khi mang thai

Những thay đổi xảy ra trong thai kỳ và vài tuần sau sinh khiến phụ nữ gặp một số vấn đề về túi mật. Chức năng của túi mật là lưu trữ mật do gan sản xuất, hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất béo. Khi mật chứa quá nhiều cholesterol và không đủ axit mật, hoặc hoạt động sai chức năng, túi mật có thể tạo thành sỏi.

Một số nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh túi mật khi mang thai là:

  • Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone cao hơn, gây ức chế túi mật, ngăn cản co thắt và quá trình làm rỗng. Mật tích tụ nhiều trong túi mật sẽ dễ trở nên cô đặc và hình thành sỏi.

  • Thừa cân, béo phì

Phụ nữ béo phì dễ bị sỏi mật hơn. Nguyên nhân là do mỡ cơ thể dư thừa làm giảm lượng axit mật, dẫn đến dư thừa cholesterol trong túi mật và hình thành sỏi. Tăng thêm vài cân trong khi mang thai và tiếp tục lên ký trong thời kỳ hậu sản cũng góp phần vào nguy cơ phát triển các vấn đề về túi mật.

  • Giảm cân đột ngột

Giảm cân nhanh chóng là một yếu tố nguy cơ khác gây ra các vấn đề túi mật. Khi cơ thể đốt cháy chất béo quá nhanh sẽ khiến gan tiết ra thêm cholesterol vào mật, dẫn đến hình thành sỏi. Trong thời kỳ hậu sản, một số phụ nữ rất tích cực giảm cân. Chính điều này có thể là nguyên nhân khiến túi mật gặp vấn đề.

  • Gen

Ứ mật khi mang thai có xu hướng xuất hiện ở một số phụ nữ có gen đặc biệt, nhưng đây không phải là hiện tượng thường gặp. Nếu nguyên nhân là do gen, khoảng 90% thai phụ đã từng mắc bệnh túi mật khi mang thai một lần sẽ bị tái phát tình trạng này ở lần tiếp theo, và không có cách nào để làm giảm nguy cơ.

giảm cân đột ngột

Giảm cân đột ngột dẫn đến các vấn đề về túi mật

3. Phòng tránh bệnh túi mật khi mang thai

Phụ nữ mang thai có thể phòng bệnh túi mật bằng cách sau đây:

  • Ăn nhiều chất xơ

Để hạn chế nguy cơ phát triển sỏi mật, nên tuân thủ chế độ ăn nhiều chất xơ để giảm sự hấp thu axit deoxycholic, nhờ đó cholesterol sẽ hòa tan dễ dàng hơn trong mật. Trái cây, rau quả và ngũ cốc là những lựa chọn rất giàu chất xơ tốt cho túi mật.

  • Giảm cân khoa học

Cố gắng giảm không quá 1kg mỗi tuần sau sinh. Yêu cầu này sẽ khiến bạn chậm lấy lại thân hình thon thả như trước khi mang thai, nhưng quan trọng là giúp bạn tránh được các vấn đề về túi mật.

  • Tăng vận động thể chất

Cuối cùng, hãy cố gắng tích cực hoạt động thể chất. Một nghiên cứu cho thấy tập thể dục ít nhất 30 phút, tần suất 5 lần mỗi tuần có thể giảm 34% nguy cơ. Tập thể dục thường xuyên có thể đặc biệt khó khăn khi vừa sinh em bé, nhưng người mẹ sẽ được gia tăng mức năng lượng, tăng cường thể lực nói chung và bảo vệ sức khỏe túi mật nói riêng.

Nếu đã từng bị ứ mật khi mang thai, nhiều khả năng bạn sẽ lại mắc lại tình trạng này ở lần mang thai kế tiếp. Ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh, ít chất béo trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ gặp triệu chứng sỏi mật, đồng thời giữ cho cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh. Thai phụ nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi phát hiện triệu chứng liên quan đến túi mật để có kế hoạch điều trị kịp thời, phù hợp.

Chất xơ giúp làm giảm cholesterol trong máu

Bổ sung nhiều chất xơ giúp phòng tránh bệnh túi mật khi mang thai

Khoa Sản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã được khách hàng đánh giá cao về chất lượng chuyên môn cũng như dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp.

  • Chăm sóc mẹ và bé toàn diện: Chăm sóc sức khỏe mẹ & bé toàn diện, từ trước – trong – sau khi mang thai đầy đủ; sàng lọc trước sinh, sau sinh cho trẻ sơ sinh và mẹ; xét nghiệm lấy máu gót chân; thai sản trọn gói; khám tiền hôn nhân; chăm sóc và tư vấn trước sinh; lưu trữ máu cuống rốn.
  • Trẻ được chăm sóc tốt nhất từ khi lọt lòng: ngay sau khi cất tiếng khóc chào đời, bé được da kề da cùng mẹ, được bố tự tay cắt dây rốn và được theo dõi, chăm sóc trong phòng chăm sóc đặc biệt trong vòng 12 tiếng để phát hiện sớm dấu hiệu suy hô hấp nhất thời hoặc các bệnh lý khác. Bé được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ. Ekip sinh không chỉ có các bác sĩ sản, nữ hộ sinh mà còn có các bác sĩ chuyên khoa Nhi túc trực, theo dõi để xử lý các vấn đề phát sinh cho bé trong quá trình sinh.
  • Kỹ thuật hiện đại, tiên tiến: Đẻ không đau bằng kỹ thuật gây tê đặc biệt. Điều trị chăm sóc trẻ sinh cực non < 27 tuần – Vinmec là bệnh viện duy nhất tại miền Bắc cứu sống được trẻ sinh non 24 tuần.
  • Trang thiết bị vượt trội: Phòng bệnh được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn quốc tế, trang thiết bị hiện đại như: lồng ấp vận chuyển chuyên dụng có gắn máy thở, máu hút, bóp ống oxy có kiểm soát áp lực; máy sàng lọc điếc, máy làm mát não điều trị trẻ ngạt; máy theo dõi chức năng não CFM; Monitor 5 thông số; giường hồi sức tích hợp đèn sưởi.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Related Stories

spot_img

Discover

Top 0 Hướng Dẫn Làm Đẹp

Các Thông Tin Và Kiến Thức Về Chủ Đề Hướng Dẫn Làm Đẹp Không...

Top 10 Làm Đẹp Với Chuối Và Mật Ong

Các Thông Tin Và Kiến Thức Về Chủ Đề Làm Đẹp Với Chuối Và...

Top 10 Hạn Chế Mụn

Các Thông Tin Và Kiến Thức Về Chủ Đề Hạn Chế Mụn Có Thể...

Top 10 Mẹo Trị Thâm Mụn Hiệu Quả

Các Thông Tin Và Kiến Thức Về Chủ Đề Mẹo Trị Thâm Mụn Hiệu...

Top 10 Cách Phá Mụn Ruồi

Các Thông Tin Và Kiến Thức Về Chủ Đề Cách Phá Mụn Ruồi Có...

Top 10 Cách Giảm Cơ Bắp Tay

Các Thông Tin Và Kiến Thức Về Chủ Đề Cách Giảm Cơ Bắp Tay...

Popular Categories

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here