Home Uncategorized Chế độ ăn cho bệnh nhân sỏi tiết niệu

Chế độ ăn cho bệnh nhân sỏi tiết niệu

0

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thọ – Bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu tái phát sau 1 năm điều trị chiếm khoảng 7%, tái phát trong vòng 10 năm lên tới 50%. Chính vì vậy, việc phòng tránh bị sỏi tiết niệu được coi là vấn đề rất quan trọng. Dưới đây là một số chế độ cơ bản người bệnh có thể áp dụng để phòng bệnh và phòng tránh tái phát sỏi tiết niệu.

1. Uống đủ nước

Mỗi ngày phải uống ít nhất 2L nước (khoảng 10 cốc) và trong những ngày hè đổ mồ hôi nhiều, uống đủ nước để làm tăng lượng nước tiểu (1 ngày cơ thể bài tiết hơn 2L nước tiểu). Đặc biệt, sau khi ăn từ 2~4 tiếng hoặc hoạt động nặng, không uống nước sẽ làm nước tiểu bị cô đặc. Chính vì vậy, vào buổi sáng cứ 2 tiếng, bạn uống 2 cốc nước bằng cốc thủy tinh sẽ giúp cơ thể duy trì bài tiết đủ lượng nước tiểu.

2. Hạn chế ăn muối

Ăn quá nhiều muối sẽ khiến calcium bị bài tiết nhiều và hình thành kết tinh calcium trong nước tiểu. Vì vậy, bạn nên ăn nhạt, hạn chế chọn thực phẩm mặn. Khi chế biến thực phẩm cần giảm các thành phần muối (muối, nước tương, đậu tương, tương ớt, các loại nước sốt)

Một số thực phẩm cần hạn chế:

Bệnh nhân sỏi thận nên hạn chế ăn muối

  • Các thực phẩm ướp muối và hải sản khô: các loại kim chi, dưa muối, mắm, cá khô .
  • Các thực phẩm gia công: Thịt hun khói, giăm bông, xúc xích, pho mát, cá ngừ hoặc cá thu đóng hộp, bơ, bơ thực vật
  • Đồ ăn liền: Pizza, mì tôm, đồ ăn liền, bánh mì mặn hoặc bánh mặn.

3. Ăn vừa đủ đạm

Ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng calcium, oxalic acid, acid uric sẽ gây nên acid hóa nước tiểu và dễ dẫn đến sỏi tiết niệu. Theo đó, chỉ nên hấp thụ lượng đạm vừa đủ theo khuyến cáo (1kg trọng lượng cơ thể tương đương với 1~1.2g đạm)

Ví dụ: cơ thể có trọng lượng 60~70kg, với lượng đạm khuyến cáo mỗi ngày là 60~80g thì mỗi bữa có thể chọn một trong các loại thực phẩm sau 80g thịt hoặc 100g cá (2 khúc nhỏ), 2 quả trứng, 160g đậu phụ, (1/3 góc).

4. Không hạn chế thực phẩm chứa calcium

Trước đây, mọi người nói rằng việc hạn chế thực phẩm chứa calcium có thể phòng tránh sỏi. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu gần đây, người mà ăn ít thực phẩm chứa calcium lại bị sỏi tiết niệu nhiều hơn. Thêm vào đó, những bệnh nhân sỏi tiết niệu hạn chế quá mức lượng thực phẩm chứa calcium có nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Do đó, đối với những bệnh nhân có mật độ xương trong giới hạn bình thường và lượng calcium trong nước tiểu thải ra nhiều hơn mức bình thường thì mới hạn chế vừa phải thực phẩm chứa calcium.

5. Lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ giúp hạn chế quá trình hấp thụ calcium. Khi chất xơ kết hợp với calcium sẽ giúp giảm bài tiết calcium qua thận bằng cách tăng đào thải calcium qua phân. Do đó, thay vì ăn cơm trắng, bạn nên ăn các loại cơm trộn ngũ cốc, rau sống, các loại tảo biển và nên ăn hoa quả tươi hơn là chỉ dùng nước ép.

Bệnh nhân sỏi thận nên ựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ

6. Kết hợp chế độ ăn lành mạnh cùng với chế độ thể dục thể thao hợp lý

Acid citric có tác dụng ức chế hình thành sỏi tiết niệu. Do đó, bạn nên sử dụng thực phẩm có chứa nhiều acid citric như nước cam ép.

Những bệnh nhân từng có tiền sử mắc sỏi tiết niệu trước đây thường được tiến hành xét nghiệm thành phần sỏi để hạn chế những thực phẩm được cho là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành sỏi.

6.1. Trường hợp sỏi Calcium hydroxide

Cần hạn chế lượng Hydroxide xuống dưới 50mg/ ngày.

Hàm lượng hydroxide trên mỗi 100g thực phẩm ( ít: dưới 2mg /Vừa: 2 ~ 10mg / nhiều: trên 10mg)

6.2. Trường hợp sỏi tiết niệu do calcium phosphate

Nên tránh các loại thực phẩm hàm lượng cao calcium phosphate như sau.

6.3. Trường hợp sỏi do cysteine

Ăn kiêng với chế độ ít đạm cũng rất khó mang lại hiệu quả phòng tránh sỏi vì hầu hết các loại thức ăn đều chứa hàm lượng cysteine nhất định. Trường hợp nước tiểu có tính axit cao, sẽ giúp tăng độ hòa tan của cysteine nên cần phải giảm lượng thức ăn mang tính kiềm thì mới có hiệu quả phòng tránh sỏi do cysteine.

6.4. Trường hợp sỏi do Axit Uric

Chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân có tiền sử sỏi tiết niệu nên hạn chế các thức ăn có hàm lượng cao của purin – axit uric là một chất trung gian chuyển hóa purin, thay vào đó nên ăn các loại thức ăn có tính kiềm.

Thông thường hàm lượng purin trong 100g thức ăn (Ít: 0~ dưới 15mg, trung bình: 50~dưới 150mg; nhiều: 150~800mg)

Để giúp người bệnh có thể sàng lọc và phát hiện sớm sỏi tiểu niệu, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời nhằm đạt hiệu quả tối ưu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói Khám Sàng Lọc Tiết Niệu – Sỏi với nhiều tiện ích, bao gồm:

  • Được khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.
  • Thực hiện các dịch vụ chụp X-Quang và siêu âm chẩn đoán.
  • Phát hiện sớm các bệnh về tiết niệu, sỏi và được tư vấn điều trị kịp thời

Khi đăng ký Gói khám – sàng lọc tiết niệu – sỏi, khách hàng sẽ được thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser); Định lượng Ure; Tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động); Định lượng Creatinin; Siêu âm ổ bụng (tổng quát); Chụp X-Quang hệ tiết niệu không chuẩn bị…

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Exit mobile version