Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Xét nghiệm progesterone là một xét nghiệm máu để đo một loại hormone gọi là progesterone. Xét nghiệm cho bạn biết nồng progesterone của bạn tại thời điểm đó. Xét nghiệm này có giá trị trong một số bệnh lý như tìm hiểu nguyên nhân vô sinh, kiểm tra tình trạng rụng trứng, sảy thai hoặc theo dõi thai kỳ nguy cơ cao. Vậy xét nghiệm progesterone như thế nào?
1. Xét nghiệm Progesterone là gì?
Xét nghiệm progesterone huyết thanh là một xét nghiệm máu để đo một loại hormone gọi là progesterone.
Progesterone rất quan trọng trong thai kỳ. Nó chuẩn bị cho cơ thể của bạn để hỗ trợ trứng được thụ tinh. Nếu bạn đang mang thai, progesterone cũng hỗ trợ tuyến vú bạn để tạo sữa.
Progesterone cũng giúp kiểm soát kinh nguyệt của bạn. Nói chung, nồng độ progesterone tăng lên mỗi tháng khi bạn rụng trứng và cơ thể bạn đã sẵn sàng để mang thai. Nếu bạn không có thai, progesterone sẽ giảm xuống và kích hoạt kinh nguyệt của bạn. Nếu bạn có thai, progesterone sẽ tiếp tục tăng. Trong thai kỳ, progesterone gấp khoảng 10 lần mức bình thường.
Bản thân, xét nghiệm progesterone huyết thanh không đủ để chẩn đoán bất kỳ vấn đề cụ thể nào. Nhưng nó có thể giúp ích, cùng với các thử nghiệm khác. Bạn cũng có thể sử dụng xét nghiệm progesterone trong nước tiểu tại nhà để xem thời điểm rụng trứng và khả năng mang thai cao nhất.
2. Sử dụng xét nghiệm progesterone
Bác sĩ của bạn có thể sử dụng xét nghiệm progesterone huyết thanh để:
- Tìm hiểu lý do tại sao bạn không có thai khi bạn đang cố gắng
- Kiểm tra xem bạn có rụng trứng không và khi nào
- Kiểm tra xem bạn có nguy cơ sảy thai cao khi mang thai hay không
- Theo dõi thai kỳ có nguy cơ cao
- Chẩn đoán mang thai ngoài tử cung khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung của bạn
Có thể dùng xét nghiệm progesterone huyết thanh để kiểm tra xem bạn có rụng trứng không và khi nào
3. Quy trình thực hiện xét nghiệm progesterone
Xét nghiệm cho bạn biết mức độ progesterone của bạn tại thời điểm đó. Bạn không cần phải làm bất cứ điều gì để chuẩn bị. Nhưng sẽ hữu ích nếu bạn lưu ý thời điểm bắt đầu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
Bản thân việc kiểm tra rất đơn giản. Bác sĩ, trợ lý của bác sĩ hoặc một chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác sẽ đâm kim vào tĩnh mạch ở một trong các cánh tay của bạn và lấy một chút máu để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
4. Kết quả kiểm tra progesterone
Kết quả của bạn có thể là một trong những kết quả sau:
Nồng độ progesterone không dao động thường xuyên: Điều này sẽ được xác định thông qua nhiều bài kiểm tra. Nếu các xét nghiệm cho thấy nồng độ progesterone của bạn không tăng và giảm hàng tháng như bình thường thì có thể bạn không rụng trứng hoặc có kinh nguyệt đều đặn, qua đó có thể khiến bạn khó mang thai hơn.
Nồng độ progesterone thấp: Điều này có thể phụ thuộc vào thời điểm mà bài kiểm tra được thực hiện trong chu kỳ của bạn. Nếu xét nghiệm cho thấy nồng độ progesterone thấp hơn bình thường, có thể là do:
- Buồng trứng của bạn không hoạt động như bình thường hoặc bạn không rụng trứng
- Có thể mang thai bất thường
Nồng độ cao của progesterone: Nếu xét nghiệm của bạn cho thấy nồng độ progesterone cao hơn bình thường, có thể là do:
- Mang thai với một hoặc nhiều trẻ sơ sinh
- U nang trên buồng trứng của bạn
- Rối loạn ảnh hưởng đến tuyến thượng thận của bạn
- Ung thư buồng trứng
Progesterone trong mức bình thường: Nồng độ progesterone trong một phạm vi nhất định có thể báo hiệu rằng bạn đã rụng trứng. Xét nghiệm nên được thực hiện từ 18 đến 24 ngày sau ngày đầu tiên của kỳ kinh hoặc 7 ngày trước kỳ kinh dự kiến tiếp theo của bạn.
Nồng độ của progesterone cao hơn bình thường có thể là do mang thai với một hoặc nhiều trẻ sơ sinh
5. Các xét nghiệm liên quan đến progesterone
Nếu bác sĩ yêu cầu xét nghiệm progesterone huyết thanh, bạn cũng có thể nhận được:
- Các xét nghiệm máu khác để kiểm tra khả năng mang thai của bạn
- Xét nghiệm nước tiểu tại nhà xem xét các sản phẩm phụ của progesterone như một chỉ báo về sự rụng trứng
- Siêu âm để đo độ dày của niêm mạc tử cung của bạn
- Một xét nghiệm máu cụ thể, nếu bạn đang mang thai, để biết liệu có vấn đề với thai kỳ hay không
Hiện nay, Vinmec có triển khai Gói Khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản. Gói khám này có thể phát hiện bệnh sớm các bệnh lý viêm nhiễm giúp điều trị dễ dàng, không tốn kém. Khi đăng ký Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, khách hàng sẽ được:
- Khám chuyên khoa Phụ khoa.
- Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo.
- Siêu âm tuyến vú hai bên.
- Các xét nghiệm như: Treponema pallidum test nhanh, Chlamydia test nhanh, lấy bệnh phẩm làm phiên đồ tế bào cổ tử cung – âm đạo, vi khuẩn nhuộm soi (dịch âm đạo nữ), HPV genotype PCR hệ thống tự động, tổng phân tích nước tiểu bằng máy tự động.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn
Nguồn tham khảo: webmd.com