Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt. Trong nhiều trường hợp, vô kinh là triệu chứng của một bệnh lý có thể điều trị được. Do đó, điều quan trọng là bạn cần đi khám bệnh để cùng bác sĩ kịp thời tìm ra các giải pháp.
1. Vô kinh là gì?
Nếu bạn được chẩn đoán “vô kinh”, điều này có nghĩa là bạn không có kinh nguyệt. Vô kinh có thể xảy ra với những phụ nữ đã qua tuổi dậy thì, hiện không mang thai và chưa đến tuổi mãn kinh.
Vô kinh không đồng nghĩa với kinh nguyệt không đều, mà là không có kinh nguyệt. Bạn nên đi khám bác sĩ để giải quyết vấn đề này sớm, vì nó có thể là triệu chứng của một bệnh lý có thể điều trị được.
2. Phân loại vô kinh
Vô kinh thứ phát
Vô kinh thường được phân làm 2 loại: vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
- Vô kinh nguyên phát: Là tình trạng người phụ nữ cho đến năm 16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt.
- Vô kinh thứ phát: Là tình trạng phụ nữ đã có kinh nguyệt nhưng mất kinh nguyệt trong thời gian liên tục từ 3 tháng trở lên.
Vô kinh kéo dài được xem là dấu hiệu nguy hiểm cho một rối loạn nào đó trong cơ thể.
3. Nguyên nhân gây vô kinh
3.1 Nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát
Có nhiều nguyên nhân gây vô kinh. Trong đó, các nguyên nhân gây ra vô kinh nguyên phát (ở phụ nữ chưa bao giờ có kinh nguyệt), gồm có:
- Suy buồng trứng
- Các bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) hoặc tuyến yên (một tuyến trong não tạo ra các hormone liên quan đến kinh nguyệt)
- Các bệnh lý ở cơ quan sinh sản
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát không xác định được.
Tình trạng suy buồng trứng có thể gây vô kinh nguyên phát
3.2 Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát
Các nguyên nhân phổ biến gây vô kinh thứ phát (khi người phụ nữ đã có kinh nguyệt bình thường nhưng có thời gian dài ngừng kinh) bao gồm:
- Thai kỳ
- Cho con bú
- Ngừng sử dụng biện pháp tránh thai
- Mãn kinh
- Sử dụng một số phương pháp tránh thai như Depo – Provera hoặc một số loại dụng cụ tử cung (IUD).
Các nguyên nhân khác của vô kinh thứ phát bao gồm:
- Căng thẳng
- Thiếu dinh dưỡng
- Trầm cảm
- Sử dụng một số loại thuốc theo toa
- Giảm cân nhanh chóng
- Tập thể dục quá sức
- Đang ốm, mệt mỏi
- Tăng cân đột ngột hoặc rất thừa cân (béo phì)
- Mất cân bằng nội tiết tố do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Rối loạn chức năng tuyến giáp
- Khối u tại buồng trứng hoặc não (hiếm gặp)
- Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng
Đề ngăn ngừa vô kinh, đặc biệt là vô kinh thứ phát, người phụ nữ cần duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học. Khi thấy biểu hiện vô kinh nguyên phát hoặc vô kinh thứ phát cần đến các cơ sở y tế có đầy đủ chuyên môn để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Với mong muốn mang lại dịch vụ chăm sóc đặc biệt và ưu ái nhất dành cho phụ nữ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho ra đời gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa. Gói khám này giúp khách hàng sớm phát hiện các bệnh lý viêm nhiễm, từ đó điều trị bệnh dễ dàng, không tốn kém. Đồng thời, gói dịch vụ khám phụ khoa của Vinmec cũng giúp sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Dịch vụ khám phụ khoa tại Vinmec với những ưu điểm vượt trội.
- Các bác sĩ chuyên khoa được tu nghiệp và có kinh nghiệm làm việc ở các môi trường chuyên nghiệp.
- Trang thiết bị hiện đại phục vụ việc khám và sàng lọc ung thư cổ tử cung.
- Không gian khám riêng biệt, đáp ứng tiêu chuẩn 5 sao, đảm bảo sự riêng tư và bảo mật.
- Và đặc biệt, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng mô hình khám chữa bệnh một bác sĩ – một bệnh nhân. Vì vậy, mọi thông tin về bệnh lý sẽ được bác sĩ phân tích, đánh giá tỉ mỉ để đưa ra kết luận chính xác nhất dưới sự bảo mật về quyền riêng tư cho người bệnh.
Mọi thông tin chi tiết Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn
Nguồn tham khảo: webmd.com