Home Uncategorized Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh đái tháo...

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh đái tháo nhạt

0

Bài viết được viết bởi PGS, TS, BSCK II Chu Hoàng Vân, Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Đái tháo nhạt là bệnh lý rối loạn nước, thường gặp ở tuổi thanh niên, nam nhiều hơn nữ và cần phải điều trị lâu dài. Vậy bệnh có triệu chứng như thế nào?

1. Bệnh đái tháo nhạt là gì ?

Đái tháo nhạt là một nhóm bệnh rối loạn nước, có biểu hiện tiểu nhiều ( trên 3 lít/ ngày ) do giảm khả năng tái hấp thu nước mà nguyên nhân do cơ thể sản xuất không đủ lượng hormone kháng lợi tiểu ( ADH ) vùng dưới đồi, thuỳ sau tuyến yên và hormone này được tiết ra dưới sự điều tiết của áp lực thẩm thấu.

Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh niên, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân của bệnh có thể nguyên phát (vô căn), thứ phát (sau phẫu thuật não, do khối u, do chấn thương )

Hoặc đái tháo nhạt do thận (khi có khiếm khuyết trong ống thận, thận suy giảm trong việc đáp ứng với tác động của hormone kháng lợi niệu ADH )

2.Chẩn đoán bệnh

Siêu âm thận tìm nguyên nhân bệnh

2.1 Triệu chứng lâm sàng

Tuỳ nguyên nhân gây bệnh có thể khởi phát từ từ hay đột ngột :

  • Đái nhiều, > 3 lit/ ngày , đêm , nước tiểu trong
  • Khát nhiều, uống nước nhiều
  • Có hiện tượng mất nước (do lượng nước mất nhiều hơn uống)

2.2 Triệu chứng cận lâm sàng

  • Điện giải : natri máu bình thường hoặc cao;
  • Tỷ trọng nước tiểu thấp ( < 1.006 );
  • Áp lực thẩm thấu máu bình thường hoặc cao;
  • Xét nghiệm ADH máu: bình thường hoặc cao với nguyên nhân tại thận .Hoặc thấp với nguyên nhân tại tuyến yên;
  • Chụp MRI vùng tuyến yên: tìm nguyên nhân do u tuyến yên;
  • Siêu âm thận (tìm nguyên nhân tại thận).

3. Điều trị đái tháo nhạt

Trường hợp đái tháo nhạt do thận có thể dùng các loại chế phẩm thiazide làm giảm mức lọc cầu thận và tăng tái hấp thu nước ở ống thận

    • Nguyên tắc: Bồi phụ nước, điện giải và điều trị nguyên nhân
    • Với đái tháo nhạt thể trung ương : Nếu có u vùng tuyến yên thì phải phẫu thuật .Nếu thiếu hormone ADH thì dùng nội tiết thay thế ( Minirin , dạng xịt mũi , tiêm dưới da hoặc uống – tuỳ theo chỉ định
    • Đái tháo nhạt do thận: Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nhưng thường dùng là các loại chế phẩm thiazide, có tác dụng giảm mức lọc cầu thận và tăng tái hấp thu nước ở ống thận.

4. Tiên lượng bệnh đái tháo nhạt

  • Cần điều trị lâu dài ( có trường hợp suốt đời nếu vô căn )
  • Phụ thuốc nguyên nhân gây bệnh: Đái tháo nhạt trung ương sau phẫu thuật tuyến yên , sẽ tự ổn định sau vài ngày , vài tuần (nhưng sẽ vĩnh viễn nếu tuyến trên tuyến yên bị cắt)

Tư vấn: nên luôn thư giãn, uống đủ nước, dùng thuốc lâu dài, đủ liều theo hướng dẫn, tái khám định kỳ. Trong trường hợp chụp MRI não có u tuyến yên, nên khám chuyên khoa xét mổ lấy u sớm hoặc điều trị thuốc nội tiết thay thế lâu dài khi xét nghiệm ADH giảm (đái tháo nhạt vô căn).

Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng của bệnh đái tháo nhạt, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn điều trị kịp thời. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Exit mobile version