Home Uncategorized Trẻ sốt cao tay chân lạnh có nguy hiểm không?

Trẻ sốt cao tay chân lạnh có nguy hiểm không?

0

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sốt là triệu chứng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng thay vì trẻ nóng khắp người; bàn tay, bàn chân lại bị lạnh. Vậy trẻ sốt cao tay chân lạnh thì có nguy hiểm hay không? Bố mẹ nên chăm sóc bé có tình trạng này như thế nào và khi nào cần cho bé đến gặp bác sĩ?

Bác sĩ Cao Thị Thanh, khoa Nhi – Sơ sinh bệnh viện ĐKQT Vinmec Hải Phòng sẽ giúp bố mẹ giải đáp các câu hỏi trên.

1. Hiện tượng trẻ sốt cao tay chân lạnh là gì?

  • Trường hợp 1: Sốt cao là một triệu chứng, tay chân lạnh là hệ quả của sốt. Đa số trẻ sốt tay chân lạnh nằm trong trường hợp này.

Sốt được tạo ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể dưới sự chỉ đạo của trục não bộ – vùng hạ đồi. Vùng hạ đồi nhận diện có tình trạng nhiễm khuẩn, thì sẽ đặt một “setpoint” bắt cơ thể phải tăng nhiệt độ lên (sốt). Hệ miễn dịch lúc này sẽ phóng thích các chất khiến các mạch máu ở chân và tay co lại, nên bố mẹ sẽ thấy trẻ lạnh tay chân.

Tuy nhiên, khi cơ thể đã đạt đến con số của “Setpoint” thì mạch máu sẽ giãn ra. Khi đó, bố mẹ sẽ thấy tay chân bé hồng lên, có khi có cả đốm đỏ lấm tấm, bé vã mồ hôi, không cảm thấy lạnh nữa.

Tay chân lạnh là hệ quả của sốt.

  • Trường hợp 2: Sốt cao và tay chân lạnh là hệ quả của siêu vi.

Một số trường hợp sốt cao tay chân lạnh lại là dấu hiệu của tình trạng nhiễm siêu vi. Siêu vi tấn công vào não bộ và các mạch máu nhỏ của tay chân của bé. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, bé có thể bị viêm màng não hoặc một tình trạng nhiễm trùng máu.

Vì vậy, cách tốt nhất khi gặp trường hợp trẻ bị sốt cao tay chân lạnh, bạn phải mang trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.

2. Các dấu hiệu khác của sốt giúp bạn an tâm rằng con mình không bệnh nặng

  • Có màu da bình thường.
  • Nói chuyện – sinh hoạt bình thường / cười.
  • Trẻ tỉnh hoặc nếu bạn gọi thì dậy nhanh chóng và dễ dàng.
  • Khóc mạnh, phản xạ bình thường.
  • Môi và lưỡi không khô, không khát nước.

Môi và lưỡi không khô là một trong những dấu hiệu rằng con bạn không bệnh nặng.

3. Các dấu hiệu khác của sốt giúp bạn nhận ra rằng con mình đang trong tình trạng nghiêm trọng hơn

  • Con bạn dưới 6 tháng tuổi, sốt trên 39 độ C.
  • Da nhợt nhạt hay thậm chí tím tái.
  • Không trả lời bạn như bình thường / không cười / khóc nhiều trong vài giờ.
  • Khó đánh thức bé dậy.
  • Không muốn làm gì, nằm im lìm, ngủ li bì.
  • Môi và lưỡi khô, mắt – thóp trũng.
  • Có vài cơn lạnh run.
  • Khi bé thở thấy bụng phình, ngực lõm.
  • Cổ cứng.
  • Mụn nước trên da.
  • Nổi mẩn khi đè ép.

4. Bố mẹ có thể chăm sóc bé sốt tay chân lạnh như thế nào?

  • Trẻ sốt dưới 38 độ C không cần dùng thuốc hạ sốt.
  • Uống nước có điện giải dành cho trẻ em: Orserol.
  • Trẻ sốt 38,5 độ C thì bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt trẻ em, nếu trẻ nhỏ thì dùng hapacol – paracetamol.

Sau khi có được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ, các mẹ cần giữ cho cơ thể bé thoáng mát với những bộ quần áo hút mồ hôi tốt. Hãy lau người cho bé bằng khăn ấm để bé cảm thấy dễ chịu và bớt lạnh. Cho bé ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, sữa. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo nào thì bố mẹ nên mang bé đến gặp bác sĩ.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,… Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Exit mobile version