Home Uncategorized Trẻ ở tuổi nào thường mắc táo bón?

Trẻ ở tuổi nào thường mắc táo bón?

0

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Lê Thu Phương – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng táo bón. Theo dõi việc đi vệ sinh của trẻ hàng ngày là rất quan trọng để có thể phát hiện sớm tình trạng của trẻ.

1. Trẻ độ tuổi nào thường mắc táo bón?

Thông thường có 3 giai đoạn mà trẻ dễ bị táo bón nhất

  • Đầu tiên là giai đoạn chuyển từ chế độ ăn lỏng sang đặc (ăn dặm).
  • Giai đoạn thứ 2 là thời kỳ bé tập ngồi bô một mình (tuổi biết đi).
  • Cuối cùng là giai đoạn bắt đầu đến trường (mẫu giáo, tiểu học).

2. Làm sao nhận biết bé bị táo bón?

Táo bón là tình trạng đi đại tiện không thường xuyên, phân to cứng, đau và khó khăn khi đại tiện kèm theo đại tiện són phân.

Trẻ em bị táo bón thường có những biểu hiện biếng ăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của trẻ mà còn tác động đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ sau này. Bởi vì khi trẻ biếng ăn, chúng sẽ không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng như các vitamin cũng như là các khoáng chất thiết yếu.

Khi trẻ em táo bón lâu ngày lâu dần sẽ dẫn đến mạn tính khi đó trẻ sẽ có những biểu hiện đau ngứa, thậm chí là máu tươi trong phân. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do khi phân trở nên cứng và to sẽ cọ xát với hậu môn tạo thành các vết nứt trên da xung quanh hậu môn. Thậm chí, bệnh sẽ nguy hiểm hơn khi các vết nứt đó trở thành những ổ viêm hay áp xe.

Bên cạnh đó, các rối loạn về tiêu hóa có thể xảy ra khi trẻ bị táo bón, ví dụ như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đại tràng như bệnh đại tràng,…

Đặc biệt, khi trẻ cố rặn hay căng thẳng khi không thể đi ngoài được sẽ dẫn đến trẻ bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc một số kết hợp của hai. Đây là bệnh gây đau, ngứa thậm chí có thể gây chảy máu.

Trẻ bị táo bòn thường có biểu hiện biếng ăn

3. Những việc cha mẹ nên làm để tránh tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ

  • Luôn theo dõi việc đi vệ sinh của trẻ hàng ngày.
  • Khuyên trẻ không được nhịn đi ngoài.
  • Thực hiện cho trẻ chế độ giàu rau xanh, khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
  • Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời, tránh để trẻ ngồi quá lâu.
  • Đặc biệt khi các bậc phụ huynh phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu,… thì tốt nhất nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.

Để hạn chế việc trẻ nhỏ bị táo bón cũng như phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm – Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Exit mobile version