Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hùng – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh thận mãn tính có sự thích nghi kém với việc gia tăng lưu lượng máu ở thận. Điều này có thể làm tăng sự suy giảm chức năng thận và dẫn đến kết quả là thai kỳ kém.
1. Suy thận mãn tính là gì?
Suy thận mãn tính là quá trình suy giảm chức năng của thận. Lúc này thận không thể loại bỏ được các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu, các chất thải tồn đọng trong cơ thể và ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Bệnh suy thận mãn tính cần phải được điều trị kịp thời nếu không sẽ gây nên biến chứng nguy nghiêm trọng.
2. Các giai đoạn của bệnh suy thận mãn tính trong quá trình thai kỳ
Phụ nữ mắc bệnh thận mãn tính rất khó để mang thai
Bệnh thận mãn tính thường không có biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu. Bệnh thường được phát hiện khi đã trở nặng.
Tình trạng suy thận mãn tính xảy ra khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 25% so với mức bình thường và hơn 50% chức năng thận có thể bị mất trước khi creatinin huyết thanh tăng lên 120 μmol/l.
Phụ nữ mang thai có giá trị creatinin trên 124μmol/l có nguy cơ giảm chức năng thận nhanh và dẫn tới kết quả là thai kỳ kém. Cần phải xem xét tình trạng phụ nữ mang thai khi mắc bệnh thận mãn tính để giảm thiểu tác động bất lợi của thai kỳ đối với chức năng thận của mẹ và ảnh hưởng tới thai nhi.
Bệnh thận mãn tính được phân loại gồm 5 giai đoạn. Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 ( suy thận bình thường hoặc ở mức độ nhẹ) ảnh hưởng đến 3% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (20-29 tuổi). Giai đoạn 3 – 5 ( tốc độ lọc cầu thận dưới 60ml) ảnh hưởng tới 1 trong 150 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhưng do khả năng sinh sản giảm và tỷ lệ sảy thai khá cao nên việc mang thai ở những đối tượng này là rất ít.
Một số đối tượng được phát hiện mắc bệnh thận mãn tính khi mang thai. Khoảng 20% phụ nữ bị tiền sản giật khi thai dưới 30 tuần, đặc biệt là những người mắc bệnh protein niệu nặng, trước đây, không được nhận biết là bệnh thận mạn tính.
3. Thai kỳ ảnh hưởng tới chức năng của thận như thế nào?
Hầu hết phụ nữ mang thai thường bị rối loạn nhẹ chức năng thận và việc mang thai thường không ảnh hưởng tới chức năng của thận. Tình trạng của thai phụ sẽ khác nhau từ suy thận trung bình cho đến suy thận nặng.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có bị suy thận nặng trước khi mang thai có nguy cơ suy giảm nhanh chức năng thận khi mang thai. Protein niệu và tăng huyết áp đều làm tăng nguy cơ này.
Tăng huyết áp mãn tính khiến cho phụ nữ mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật, điều này có thể giải thích tại sao một số phụ nữ bị rối loạn chức năng thận nhẹ cũng bị suy giảm chức năng thận trong thai kỳ. Nguy cơ giảm chức năng thận sẽ giảm nếu tình trạng tăng huyết áp được kiểm soát.
Tình trạng tăng huyết áp, protein niệu và nhiễm trùng đường tiết niệu thường cùng tồn tại ở những người mang thai mắc bệnh thận mãn tính và rất khó để xác định được các yếu tố này mỗi yếu tố sẽ ảnh hưởng như nào tới kết quả thai kỳ.
Phụ nữ bị suy thận mãn tính rất khó khăn trong việc thụ thai, tỷ lệ sảy thai cao và kết quả mang thai cũng kém.
4. Suy thận mãn tính và khả năng mang thai/sinh con
Tất cả phụ nữ mắc bệnh thận mãn tính cần được thăm khám sớm khi mang thai
Tại Việt Nam, trong 40 năm qua, mới có 1 ca mang thai và sinh con đầu tiên khi người mẹ mắc bệnh thận mãn tính đang trong quá trình chạy thận. Như vậy, có thể thấy, phụ nữ bị suy thận mạn có thể sinh con, tuy nhiên điều này là rất khó khăn bởi suy thận mãn tính là bệnh nguy hiểm, nguy hiểm cho chính người mẹ và cả thai nhi.
Tất cả phụ nữ mắc bệnh thận mãn tính cần được thăm khám sớm khi mang thai. Đối với một số đối tượng, việc điều trị bệnh thận mãn tính trong thời kỳ mang thai có liên quan tới việc điều trị các đặc điểm lâm sàng của bệnh, cần theo dõi thường xuyên chức năng thận của mẹ, huyết áp, nhiễm trùng và protein niệu.
Tốt nhất, tất cả phụ nữ mắc bệnh thận mạn tính cần phải biết được những rủi ro đối với chức năng của thận của người mẹ và sự ảnh hưởng tới thai nhi khi họ mang thai. Phụ nữ mắc bệnh thận mãn tính thường bị vô kinh nhưng đôi khi vẫn có thể rụng trứng và dó đó có thể thụ thai. Những biện pháp tránh thai cần được cân nhắc đến bệnh lý lâm sàng. Việc điều trị cho bệnh nhân bị suy thận mãn tính còn tùy thuộc vào điều kiện và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân..
Chuyên khoa Nội tiết – Tiểu đường, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những địa chỉ khám chữa các bệnh về Nội tiết như: Bệnh lý tuyến yên – tuyến giáp – Đái tháo đường và Tuyến thượng thận, trong đó có bệnh suy thận mạn tính.
Chuyên khoa phối hợp chặt chẽ với Trung tâm IVF – Khoa Sản trong việc Quản lý các bệnh nhân có bệnh lý nội tiết trong khi mang thai, từ đó có phương án dự phòng và điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
Bác sĩ Nguyễn Hùng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I Nội tổng quát – Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh; sử dụng được Tiếng Anh và Tiếng Pháp. Với kinh nghiệm trên 36 năm trong nghề, trong đó 17 năm là Trưởng khoa Nội thận – nội tiết Bệnh viện Đà Nẵng bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý về nội tiết – đái đường và thận . Hiện tại, là bác sĩ điều trị bệnh nội tiết tại Khoa Khám bệnh & Nội khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn