Phẫu thuật lấy xương chết thường được áp dụng cho tình trạng viêm xương tủy xương (còn gọi là viêm xương tủy nhiễm khuẩn). Viêm xương tủy xương biểu hiện ở trạng thái một số hoặc nhiều thành phần của xương bị viêm mủ..
1. Tổng quan
Viêm xương tủy xương là một tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính hay mãn tính, xảy ra khi xương bị nhiễm mầm bệnh do vi khuẩn (thường là tụ cầu vàng và liên cầu trùng tan máu). Những vi khuẩn này đi vào đường máu trước khi vào xương, do đó thực chất của viêm xương tủy xương đường máu chính là nhiễm khuẩn huyết.
Viêm xương tủy xương tại đùi là viêm xương mãn tính. Phẫu thuật lấy xương chết sẽ được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân bị viêm xương đùi có xương chết.
Viêm xương xảy ra do vi khuẩn xâm nhập nên cần được phẫu thuật lấy xương chết
Nguyên tắc điều trị viêm xương tuỷ xương giai đoạn mãn tính diễn ra theo quy trình.
- Làm sạch các ổ viêm, tổ chức viêm, nạo bỏ xương chết.
- San bằng, lấp đầy các ổ khuyết viêm xương.
- Đặt dẫn lưu triệt để.
- Sử dụng kháng sinh liệu pháp theo kháng sinh đồ.
- Hậu phẫu kết hợp chế độ ăn uống nhiều vitamin để nhanh chóng hồi phục.
2. Chuẩn bị trước phẫu thuật lấy xương chết
Trước khi phẫu thuật lấy xương chết, bệnh nhân và gia đình cần nắm rõ một số thông tin như sau:
- Ekip thực hiện: Bao gồm chuyên gia phẫu thuật khoa chấn thương chỉnh hình và phụ tá (nếu cần).
- Phương tiện, trang thiết bị mổ: Gồm bộ dụng cụ về phẫu thuật xương, khoan xương, thiết bị dẫn lưu…
- Công tác chuẩn bị: Người bệnh và gia đình nên chuẩn bị tâm lý thoải mái, nghe giải thích trước mổ về quy trình nạo xương chết. Đặc biệt trước khi mổ, bệnh nhân cần phải nhịn ăn, dùng kháng sinh dự phòng.
3. Quy trình phẫu thuật
3.1. Các bước chuẩn bị
Bệnh nhân được yêu cầu nằm ở tư thế nằm nghiêng, xác định đã dùng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật lấy xương chết. Bác sĩ tiến hành vô cảm người bệnh bằng gây mê nội khí quản hoặc gây tê cùng cụt.
3.2. Quy trình nạo xương chết
Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lấy xương chết theo các bước sau:
- Bước 1: Sát trùng vùng cần mổ bằng dung dịch sát khuẩn Betadine.
- Bước 2: Dùng dao rạch 1 đường mặt ngoài da đùi.
- Bước 3: Bóc tách cân cơ đùi để bộc lộ ổ viêm xương đùi.
- Bước 4: Dùng đục để đục ổ xương viêm, hoặc đục mở cửa sổ xương.
- Bước 5: Tiến hành nạo khu vực ổ viêm, nạo xương chết.
Thực hiện phẫu thuật lấy xương chết cần diễn ra cẩn thận
- Bước 7: Cầm máu và đặt ống dẫn lưu.
- Bước 7: Khâu đóng vết mổ.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được đặt nẹp bột và hướng dẫn tập phục hồi chức năng khi phù hợp.
4. Theo dõi và xử lý biến chứng
Tương tự như mọi ca phẫu thuật khác, bên cạnh những lợi ích thì phẫu thuật lấy xương chết cũng có thể tiềm ẩn những biến chứng như:
- Chảy máu tại vết mổ: Cần dùng băng chun ép cầm máu, có thể phải mở lại vết mổ để cầm máu nếu cần.
- Nhiễm khuẩn vết mổ: Để xử lý cần khuyến cáo bệnh nhân dùng thuốc theo kháng sinh đồ, vệ sinh và thay băng vết mổ hàng ngày, đảm bảo dẫn lưu tốt.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoát vị, thoái hóa, đau nhức xương khớp, viêm xương tủy xương…. Tại đây cũng đã diễn ra những ca chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý nhiễm trùng cơ xương khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng hậu phẫu. Vinmec luôn trang bị cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho quý bệnh nhân.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn