Home Uncategorized Đối phó với hội chứng Tennis- Golfer’elbow: “Phép nhiệm màu PRP”

Đối phó với hội chứng Tennis- Golfer’elbow: “Phép nhiệm màu PRP”

0

Bài viết bởi Bác sĩ Bùi Hạnh Tâm – Khoa Gây mê giảm đau, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Các môn thể thao quần vợt có thể gây đau ở 50% vận động viên chuyên nghiệp và 5% vận động viên nghiệp dư. Hay gặp nhất trong tennis hoặc golf là tổn thương gân cơ duỗi cánh tay tại chỗ bám vào lồi cầu ngoài hoặc lồi cầu trong của xương cánh tay – còn gọi là hội chứng Tennis Elbow hoặc Gollfer’s elbow. Đau vùng khuỷu tay làm hạn chế các động tác chơi quần vợt, ảnh hưởng đến các hoạt động sống hàng ngày như gấp khuỷu hay xách đồ vật….

1. Các nguyên nhân dẫn đến chấn thương thể thao hay gặp

Ba bộ phận tổn thương hay gặp trong chấn thương thể thao nói chung là

  • Cơ, khớp, xương với nhiều mức độ khác nhau. Giãn cơ, căng cơ, rách cơ, đứt cơ hoàn toàn.
  • Viêm gân, bong gân, đứt gân một phần hoặc hoàn toàn, giãn hoặc đứt dây chằng.
  • Trật khớp, tổn thương sụn khớp, viêm bao hoạt dịch, rạn xương, gãy xương.

Quá tải vận động lặp đi lặp lại với các động tác như giao bóng, phát bóng phải hoặc trái với động tác vặn và xoắn khuỷu tay và cổ tay, chuyển động vặn về phía sau khi phát bóng hoặc đỡ bóng dài. Hiện tượng quá tải này hay gặp ở người mới chơi, do cơ thể chưa có phối hợp sự nhịp nhàng trong việc di chuyển của thân người cùng với cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân.

Trong quá trình chơi thể thao, gân của cơ bám vào vùng khuỷu tay có thể bị căng kéo quá mức, gây ra các chấn thương. Biểu hiện ban đầu là viêm điểm bám gân – đôi khi triệu chứng đau rất mờ nhạt, không ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động hàng ngày nên dễ bỏ qua. Tổn thương gân của cơ bám vào vùng khuỷu nếu nghỉ ngơi đúng cách thì gân này cũng có khả năng tự hồi phục một cách từ từ với thời gian từ 3- 6 tháng.

Triệu chứng của khuỷu tay tennis thường xuất hiện do việc sử dụng quá mức vùng khuỷu tay khi luyện tập mà không có sự chuẩn bị tốt trước đó. Đau vùng mặt ngoài khuỷu hoặc cảm giác nóng bỏng khi nắm chặt tay, xoay ngoài hoặc xoay tròn khớp khuỷu, lắc cẳng tay.

Triệu chứng của khuỷu tay Golf thường đau hoặc sưng đỏ mặt trong của khuỷu làm hạn chế động tác nắm tay. Động tác vặn sấp cẳng tay lặp đi lặp lại nhiều lần khi chơi golf thương gây nên chứng đau này.

Hội chứng Tennis elbow-khuỷu tay tennis (hình trái) có thể gặp ở người chơi tennis, có viêm lồi cầu ngoài, vị trí đau ở mặt ngoài khuỷy tay

2. Phòng ngừa các chấn thương thể thao bằng cách nào?

  • Tuân thủ nguyên tắc luyện tập: Người chơi cần khởi động đúng cách và đủ thời gian nhằm làm nóng cơ thể, giúp tăng tưới máu đến các vị trí giải phẫu nghèo mạch máu như các khớp, dây chằng trước khi bắt đầu tập luyện và thi đấu.
  • Bài tập khởi động đúng cách nhằm làm nóng và kéo dãn trước khi bước vào chơi cần được hướng dẫn bởi các huấn luyện viên chuyên nghiệp.
  • Kiểm soát mức độ lặp lại và thời gian: Trong quá trình chơi cần kiểm soát về mức độ lặp đi lặp lại, cũng như thời gian chơi đối với các động tác dễ khởi phát đau.

Vì vậy, hãy tôn trọng nghiêm ngặt nguyên tắc này, nhất là với các môn thể thao cường độ cao.

3. Điều trị chấn thương thể thao bằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu giai đoạn sớm

Cơ thể có cơ chế bảo vệ, đó chính là phản ứng viêm để lôi kéo các thành phần của máu đến mang theo các chất giúp hàn gắn tự thân. Quá trình này diễn ra tương tự như một vết xước trên bề mặt da có chất huyết tương tiết qua vết thương mang theo các chất làm lành tự thân đến và sau một vài ngày vết thương sẽ khô và liền sẹo. Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra phản ứng viêm này, các hoạt động quá tải vẫn tiếp tục, tổn thương gân không có thời gian hồi phục, dần dần sẽ hình thành chứng viêm mãn tính rất khó điều trị.

Máy tách chiết sản phẩm PRP sử dụng tại Bệnh viện Vinmec

Một người đang có cường độ chơi thể thao cao, khi có chấn thương mà không được điều trị kịp thời chấn thương này có thể gây đau đớn, giảm chức năng vận động, làm suy yếu sức khỏe, gây ra các bệnh lý khác. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng, như một “phép màu nhiệm” cho nhiều vận động viên để điều trị chấn thương giai đoạn sớm giúp rút ngắn thời gian nghỉ tập, kéo dài thời gian thi đấu chuyên nghiệp. Bởi phương pháp điều trị này có thể giúp làm lành tổn thương gân bám, rút ngắn thời gian hồi phục, củng cố và duy trì khả năng vận động cho vận động viên hoặc người chơi thể thao nghiệp dư.

Tiêm PRP với hướng dẫn của máy siêu âm

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Vinmec là một trong số ít các Trung tâm đạt chuẩn FIFA trên thế giới và đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm được đầu tư lớn về công nghệ như 3D Technology in Medicine Center (Trung tâm nghiên cứu Công nghệ 3D trong Y học), Motion Analysis Lab (Phòng nghiên cứu, phân tích chuyển động) đầu tiên tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và trên thế giới.

Về chuyên môn, Vinmec đã làm chủ kỹ thuật và tạo ra sự đột phá trong điều trị, với các kĩ thuật tiên tiến cá thể hóa trong điều trị như ánh xạ giải phẫu, phẫu thuật chính xác sử dụng Robot trong mổ, phục hồi chức năng và dinh dưỡng chuyên sâu … đồng thời có mạng lưới hợp tác với nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực y học thể thao trên thế giới. Chính vì vậy ngày 23/03/2022, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức kí hợp tác cùng Vinmec nhằm nâng cao chất lượng công tác y tế dành cho các cầu thủ trong đội tuyển. Bên cạnh việc điều trị chấn thương phục vụ thi đấu, hợp tác giữa VFF và Vinmec còn bao gồm hoạt động nghiên cứu và đào tạo y học thể thao bài bản và chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng chuyên môn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Dịch vụ từ Vinmec

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Exit mobile version