Home Uncategorized Co cứng cơ: Nguyên nhân và cách điều trị

Co cứng cơ: Nguyên nhân và cách điều trị

0

Co cứng cơ là sự co cơ đột ngột và không chủ ý của một hoặc nhiều cơ. Sự co cứng cơ thông thường sẽ không gây nguy hại đến tính mạng người bệnh, nhưng co cứng cơ toàn thân có thể làm cho các cơ bị ảnh hưởng tạm thời và không thể cử động được nên ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

1. Nguyên nhân gây co cứng cơ

Co cứng cơ là gì? Đây là sự co cơ đột ngột và không chủ ý của một hoặc nhiều cơ, thậm chí là co cứng cơ toàn thân. Co cứng cơ thường là biến chứng của chấn thương não hoặc tủy, đột quỵ hoặc bệnh não chu sinh và xơ cứng rải rác từng đám.

Bên cạnh đó, việc sử dụng cơ quá mức hay tình trạng mất nước, căng cơ hoặc người bệnh giữ nguyên một tư thế nhất định trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng co cứng cơ toàn thân. Nhưng có một số trường hợp không rõ nguyên nhân gây co cứng cơ. Hầu hết các tình trạng co cứng cơ không gây hại đến sức khỏe, tính mạng người bệnh, nhưng một số nguyên nhân gây ra co cứng cơ có thể liên quan đến một số tình trạng bệnh nền như sau:

  • Không cung cấp máu đầy đủ: Các động mạch đưa máu đến chân bị hẹp có thể dẫn đến tình trạng đau giống như bị chuột rút. Tình trạng co cứng cơ này sẽ gây ra biến chứng chèn ép dây thần kinh cột sống hoặc gây ra chuột rút ở chân. Nếu người bệnh càng đi bộ nhiều, thì tình trạng đau sẽ càng gia tăng. Để cải thiện tình trạng nên đi bộ với tư thế hơi cong về phía trước để trì hoãn sự xuất hiện các triệu chứng.
  • Thiếu các chất khoáng trong cơ thể: Nếu cơ thể quá ít kali, magie hoặc canxi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì có thể là nguyên nhân gây co cứng cơ.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu (thuốc được kê toa khi bị tăng huyết áp) có thể làm giảm hấp thu các khoáng chất trong cơ thể, dẫn đến tình trạng co cứng cơ.

Tình trạng co cứng cơ này sẽ gây ra biến chứng chèn ép dây thần kinh cột sống

2. Điều trị co cứng cơ

Để điều trị cơ cứng cơ, việc kéo căng cơ thích hợp rất quan trọng trong thời gian phục hồi chức năng sau tổn thương neuron vận động trung ương và điều trị tiếp theo cho người bệnh. Mục đích của việc này là ngăn chặn sự co rút của cơ và khớp.

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc cũng quan trọng trong điều trị co cứng cơ, tuy nhiên việc điều trị có thể sẽ làm tăng triệu chứng liệt vận động, nguyên nhân của triệu chứng liệt vận động là do sự tăng trương lực cơ duỗi có tác dụng hỗ trợ cho chi liệt ở các bệnh nhân. Các thuốc điều trị đó bao gồm:

  • Thuốc Dantrolence: Cơ chế của thuốc này là làm yếu cơ co cứng do ảnh hưởng đến vai trò của canxi. Tuy nhiên khi dùng thuốc này thì tránh những người bệnh có chức năng hô hấp kém hoặc bị bệnh cơ tim rất nặng. Liều điều trị thuốc Dantrolence khởi đầu là 25mg/ngày/ 1 lần). Sau 3 ngày tăng liều thêm 25mg, nhưng việc này sẽ tùy theo sự dung nạp thuốc của người bệnh, có thể dùng tối đa là 100 mg (ngày 4 lần). Tác dụng phụ của thuốc Dantrolence là tiêu chảy, buồn nôn, yếu chi, rối loạn chức năng gan, chóng mặt và ảo giác.
  • Thuốc Baclofen: Đây là thuốc có tác dụng điều trị các co cứng nếu nguyên nhân và nguồn gốc tủy hoặc đau do co cứng cơ gấp, cơ duỗi. Liều tối đa khi sử dụng thuốc Baclofen là 80mg/ngày; liều bắt đầu điều trị là 5mg hoặc 10mg, sử dụng ngày 2 lần. Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Baclofen là rối loạn dạ dày/ruột, cơ thể mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, lú lẫn, ảo giác.
  • Thuốc Diazepam: Loại thuốc này có thể hạn chế tình trạng co cứng của cơ. Cơ chế của thuốc này là do thuốc tác dụng lên neuron trung gian ở tủy và trung tâm trên tủy. Tuy nhiên điểm hạn chế của thuốc này là liều điều trị thường dung nạp kém và khác nhau ở từng người bệnh.
  • Thuốc Tizanidin, thuốc đồng vận α2 tiết adrenalin cũng có hiệu quả tương tự như các thuốc trên, tuy nhiên ưu điểm của loại thuốc này là dung nạp tốt hơn. Liều sử dụng thuốc này là hàng ngày tăng dần, liều tối đa là 8mg với ngày 3 lần. Khi sử dụng thuốc này, người bệnh thường mệt mỏi, khô miệng, hạ huyết áp.

Việc dùng thuốc rất quan trọng trong điều trị co cứng cơ

Ngoài những phương pháp điều trị trên, co cứng cơ có thể điều trị bằng phương pháp phong bế điểm vận động bằng cách tiêm ở trong bao phenol vào cơ nhằm làm giảm sự co cứng ở một số cơ quan quan trọng trong cơ thể. Việc tiêm độc tố botulinum vào trong cơ có thể có tác dụng nhưng nếu tiêm vào trong bao phenol hoặc cồn tuyệt đối có thể có tác dụng ở các trường hợp nặng. Nhưng có một điểm cần lưu ý là phương pháp này không được tiến hành cho tới khi hội chứng co cứng cơ biểu hiện đầy đủ và khi sử dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc kéo dài nhưng không mang lại kết quả khả quan hoặc người bệnh có nguy cơ cao.

Phẫu thuật cũng được lựa chọn để điều trị co cứng cơ. Các phương pháp phẫu thuật là cắt gân khép hoặc gân gót, cắt dây thần kinh để người bệnh dễ dàng cử động hơn.

Các phương pháp điều trị trên sẽ tùy vào mức độ, sự ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh. Do vậy, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu của co cứng cơ.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.

Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:

  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;
  • Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;
  • Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam;
  • Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;
  • Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;
  • Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.

Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Exit mobile version