Sa sinh dục là tình trạng bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị sa ra khỏi âm hộ. Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và lao động của phụ nữ, đặc biệt là gặp rắc rối trong quan hệ vợ chồng cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
1. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
1.1 Xét nghiệm sức khỏe thường quy
- Phát hiện và điều trị nếu có các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, thiếu máu,…
- Siêu âm bụng tổng quát nếu bệnh nhân có chỉ định mổ, hoặc nghi ngờ thận trướng nước do khối sa chèn ép gây bế tắc đường tiểu dưới.
1.2 Niệu động học
Niệu động học là xét nghiệm cận lâm sàng thường dùng trong tiết niệu. Làm xét nghiệm niệu động học khi bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chức năng đường tiểu dưới hoặc nghi ngờ khối sa chèn lên bàng quang và cổ bàng quang.
Niệu động học
1.3 Chụp MRI động
MRI động cần thiết trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn chức năng tiêu hóa điều trị nội khoa thất bại hoặc bị nặng và kéo dài với các triệu chứng táo bón, đại tiện gấp, đại tiện không kiểm soát hoặc bị sa các tạng thuộc tầng giữa và dưới từ độ 3.
1.5 Đo áp lực ống hậu môn và cơ thắt hậu môn
Dùng để chẩn đoán rối loạn đường tiêu hóa dưới như táo bón, đi ngoài gấp hoặc không kiểm soát và dùng trong đánh giá phục hồi chức năng sàn chậu.
1.6 Đo điện cơ tầng sinh môn
Dùng trong đánh giá cải thiện chức năng các nhóm cơ sàn chậu và đánh giá phục hồi chức năng sàn chậu.
2. Điều trị sa sinh dục
Điều trị sa sinh dục bằng viên đặt âm đạo
2.1 Điều trị nội khoa
2.1.1 Chỉ định
Bị sa tạng độ 1-2 chưa có biến chứng và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh
2.1.2 Điều trị
- Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Điều trị bằng đặt estrogen tại chỗ (viên đặt âm đạo hoặc kem bôi da)
- Tập vật lý trị liệu phục hồi sàn chậu
- Sử dụng vòng nâng bàng quang, tử cung, trực tràng ngả âm đạo
2.2 Điều trị ngoại khoa
2.2.1 Nguyên tắc
- Phục hồi lại các cấu trúc và chức năng sinh lý của cơ quan bị sa.
- Chỉ định cắt tử cung khi có bệnh lý tại cổ tử cung, tử cung. Nếu cổ tử cung bình thường và bệnh nhân có điều kiện theo dõi cổ tử cung định kỳ thì nên cắt tử cung bán phần, giữ lại cổ tử cung.
Một số trường hợp bệnh nhân được chỉ định cắt tử cung bán phần để điều trị sa sinh dục
2.2.2 Lựa chọn phương pháp phẫu thuật phụ thuộc
- Cơ quan, mức độ bị sa, có thay đổi chức năng sinh lý sàn chậu
- Tuổi tác
- Tình trạng kinh tế và lối sống
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh
- Nguyện vọng của người bệnh
2.2.3 Chỉ định phẫu thuật
- Sa tạng chậu từ độ 2 theo POP-Q có triệu chứng hay biến chứng, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh,
- Thất bại điều trị bảo tồn 3-6 tháng
- Yêu cầu được phẫu thuật của người bệnh
3. Các phương pháp phẫu thuật
3.1. Sa thành trước
- Sa bàng quang: Nâng bàng quang bằng mảnh ghép tổng hợp polypropylene, may phục hồi cân ngang bàng quang
- Sa niệu đạo: Đặt sling dưới niệu đạo
3.2. Sa thành sau
- Sa trực tràng: Nâng trực tràng bằng mảnh ghép tổng hợp polypropylene mesh, khâu phục hồi cân trực tràng âm đạo băng chỉ tan hoặc không tan .
- Thực hiện khâu phục hồi cơ nâng hậu môn
- Tái tạo, tạo hình nút sàn chậu.
Sa trực tràng
3.3. Sa tử cung – mỏm cắt
- Cố định tử cung – mỏm cắt vào mỏm nhô bằng chỉ không tan hoặc mảnh ghép tổng hợp.
- Cố định tử cung – mỏm cắt vào dây chằng cùng – gai bằng chỉ không tan hoặc mảnh ghép tổng hợp
- Khâu ngắn dây chằng tử cung cùng hai bên bằng chỉ không tan
- Cố định mỏm cắt vào dây chằng tử cung – cùng
- Cắt bỏ tử cung và cố định mỏm cắt
4. Phẫu thuật đặt mảnh ghép tổng hợp
Phẫu thuật đặt mảnh ghép tổng hợp có ưu thế trong việc làm giảm tỷ lệ tái phát so với phẫu thuật cắt tử cung, cắt khối sa
4.1. Chỉ định
Sa tạng chậu nặng từ độ 3, sa tát phát, sa mỏm cắt , tình trạng sức khỏe bệnh nhân không cho phép phẫu thuật kéo dài hoặc gây mê toàn thân.
4.2 Chống chỉ định tuyệt đối
- Bệnh lý rối loạn đông cầm máu, dùng kháng đông quá dài, suy gan, xơ gan
- Hiện tại hoặc tiền sử có huyết khối/ thuyên tắc tĩnh mạch, động mạch
- Suy giảm miễn dịch dùng corticoid kéo dài
- Tiền ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung đã điều trị dứt, kèm nhiễm HPV
- Ung thư cơ quan sinh dục
- Viêm nhiễm sinh dục chưa điều trị
5. Phẫu thuật sa sinh dục ngả âm đạo hay ngả bụng
Phẫu thuật sa sinh dục ngả âm đạo được chỉ định với bệnh nhân trên 70 tuổi
5.1 Chỉ định phẫu thuật ngả âm đạo
- Bệnh nhân > 70 tuổi
- Tình trạng sức khỏe bệnh nhân không cho phép gây mê kéo dài > 2 giờ
- Tiền sử vết mổ bụng cũ (>= 2 lần) hoặc nhiễm trùng vết mổ
- Bệnh nhân bị béo phì, chỉ số BMI >= 30 kg/m2
- Thất bại trong phẫu thuật treo tử cung ở bụng
5.2 Chỉ định phẫu thuật ngả bụng
- Bệnh nhân <= 60 tuổi hoặc <= 70 tuổi có mong muốn phẫu thuật
- Sa tử cung, mỏm cắt độ 3-4
- Thất bại trong phẫu thuật sa sinh dục ngả âm đạo trước đó
- Chỉ định phẫu thuật kết hợp ngả bụng và ngả âm đạo
- Phẫu thuật phục hồi sa sinh dục khó thực hiện như nội soi ổ bụng, treo tử cung vào mỏm nhô và đặt mảnh ghép nâng bào quang trực tràng
- Sa tử cung >= độ 2 kèm theo sa các bộ phận sinh dục khác nhưng tình trạng sức khỏe bệnh nhân không cho phép gây mê > 2 tiếng.
Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật trong điều trị sa sinh dục. Tuỳ độ sa mà sau khi thăm khám bác sĩ sẽ có chỉ định can thiệp ngoại khoa, phẫu thuật. Trong đó, phẫu thuật nội soi robot được đánh giá là phương pháp ưu việt hàng đầu hiện nay với sa sinh dục.
Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang áp dụng phẫu thuật nội soi bằng robot là phương pháp tối ưu đối với sa sinh dục nào. Với phương pháp này người bệnh sẽ có được những ưu điểm như:
- Không bị hạn chế tầm nhìn hình ảnh chất lượng tối ưu với độ chính xác cao hơn
- Bảo tồn tử cung và giải quyết được những triệu chứng tiểu kèm theo của bệnh
- Giảm đau so với phẫu thuật thông thường
- Ít mất máu, hồi phục nhanh, giảm thời gian nằm viện
- Đảm bảo thẩm mỹ.
- Robot Da Vinci sản xuất tại Hoa Kỳ là robot tân tiến, cấu trúc tinh vi, hiện đại, có 4 cánh tay mô phỏng gần như hoàn hảo các động tác bàn tay con người, đáp ứng nhu cầu phẫu thuật với các yêu cầu cao nhất.
Đồng thời tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Quý khách khi điều trị tại Vinmec sẽ được tư vấn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và được có hưởng các chế độ hậu phẫu đặc biệt như:
- Bác sĩ chăm sóc 24/24, theo dõi liên tục trong quá trình điều trị
- Điều dưỡng chăm sóc riêng
- Đội ngũ bác sĩ gây mê giảm đau, bác sĩ vật lý trị liệu, bác sĩ dinh dưỡng luôn đồng hành để đảm bảo hồi phục sớm nhất và không đau.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn