Chẩn đoán và điều trị ngạt ở trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Ngạt sơ sinh (còn có tên gọi khác là ngạt chu sinh hay ngạt khi sinh) là tình trạng trẻ không nhận đủ oxy trước, trong hoặc ngay sau khi sinh. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Điều trị ngay lập tức là cần thiết để đảm bảo rằng trẻ có thể nhận được đủ lượng oxy.

1. Các triệu chứng của ngạt sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh có thể không gặp phải các triệu chứng của ngạt sơ sinh ngay lập tức, khi đó nhịp tim thai quá cao hoặc quá thấp có thể là một dấu hiệu.

Với những trẻ gặp các triệu chứng ngay lập tức sau khi sinh, các dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Da nhợt nhạt hoặc xanh tái;
  • Khó thở, có thể gây ra các triệu chứng như cánh mũi phập phồng hoặc thở bụng;
  • Nhịp tim chậm;
  • Trương lực cơ yếu.

Trẻ thiếu oxy càng lâu, trẻ càng có nhiều khả năng gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm chấn thương ở các cơ quan như: Phổi, tim, não, thận.

2. Nguyên nhân của ngạt sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ngạt sơ sinh. Những nguyên nhân này có thể liên quan đến người mẹ hoặc thai nhi, bao gồm:

  • Sa dây rốn: Biến chứng khi sinh này xảy ra khi dây rốn rời khỏi cổ tử cung trước em bé.
  • Nén dây rốn
  • Hội chứng hít phân su: Hội chứng này xảy ra khi trẻ hít phải hỗn hợp nước ối và phân su, phân đầu tiên của chúng.
  • Sinh non: Nếu em bé được sinh ra trước 37 tuần , phổi của bé có thể chưa phát triển hoàn thiện và bé có thể khó thở.
  • Thuyên tắc nước ối: Nước ối đi vào máu của thai phụ và gây ra phản ứng dị ứng, mặc dù hiếm gặp nhưng biến chứng này gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  • Vỡ tử cung: Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ đáng kể giữa vết rách ở thành cơ tử cung và tình trạng ngạt sơ sinh.
  • Nhau thai tách khỏi tử cung: Sự tách rời này có thể xảy ra trước khi sinh.
  • Nhiễm trùng khi chuyển dạ.
  • Chuyển dạ kéo dài hoặc khó khăn.
  • Huyết áp cao hoặc thấp trong thai kỳ.
  • Thiếu máu: Ở những trẻ sơ sinh bị thiếu máu, các tế bào máu không mang đủ oxy.
  • Không đủ oxy trong máu của thai phụ: Mức oxy có thể bị thiếu trước hoặc trong khi sinh.
Trẻ sinh non 28 tuần

Nếu em bé được sinh ra trước 37 tuần, phổi của bé có thể chưa phát triển hoàn thiện và bé có thể khó thở

Các yếu tố nguy cơ gây ngạt sơ sinh bao gồm :

  • Phụ nữ mang thai trong độ tuổi từ 20 đến 25 tuổi;
  • Sinh nhiều lần, chẳng hạn như sinh đôi hoặc sinh ba;
  • Không tham gia chăm sóc trước khi sinh;
  • Cân nặng khi sinh thấp;
  • Vị trí bất thường của thai nhi trong khi sinh;
  • Tiền sản giật hoặc sản giật;
  • Tiền sử sinh ngạt trong một lần sinh trước đó.

3. Chẩn đoán ngạt ở trẻ sơ sinh

Thai nhi sẽ nhận được điểm Apgar khoảng 1 đến 5 phút sau khi sinh. Hệ thống tính điểm này bao gồm năm yếu tố:

  • Thở;
  • Mạch đập;
  • Xuất hiện;
  • Phản ứng với kích thích;
  • Trương lực cơ.

Mỗi yếu tố nhận được điểm 0, 1 hoặc 2. Điểm cao nhất có thể là 10. Những trẻ có điểm Apgar thấp hơn sau 5 phút có nguy cơ cao bị ngạt sơ sinh. Điểm thấp hơn 7 có thể cho thấy trẻ không có đủ oxy. Bác sĩ có thể nghi ngờ trẻ bị ngạt sơ sinh nếu trẻ có điểm Apgar từ 3 trở xuống trong hơn 5 phút.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm máu của trẻ để tìm nồng độ axit cao. Điều này có thể cho thấy quá trình oxy hóa kém. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để xem liệu thận, tim và gan của trẻ có bị ảnh hưởng hay không.

Ngạt sơ sinh

Điều trị ngạt ở trẻ sơ sinh như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra ngạt khi sinh

4. Điều trị ngạt ở trẻ sơ sinh

Điều trị ngạt ở trẻ sơ sinh như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra ngạt khi sinh. Các phương pháp điều trị tức thì bao gồm:

  • Cung cấp thêm oxy cho người mẹ nếu xảy ra ngạt trước khi sinh;
  • Sinh khẩn cấp hoặc mổ lấy thai;
  • Hút chất lỏng ra khỏi đường thở trong trường hợp hội chứng hít phân su;
  • Thông khí qua mặt nạ.

Đối với những trường hợp ngạt nặng khi sinh, điều trị có thể bao gồm:

  • Đặt em bé trong một bình oxy cao áp, cung cấp 100% oxy cho bé;
  • Hạ thân nhiệt để làm mát cơ thể và giúp ngăn ngừa tổn thương não;
  • Thuốc điều hòa huyết áp;
  • Lọc máu để hỗ trợ thận và loại bỏ chất thải dư thừa ra khỏi cơ thể;
  • Thuốc để giúp kiểm soát cơn động kinh;
  • Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch (IV);
  • Một ống thở để cung cấp nitric oxide;
  • Hỗ trợ sự sống bằng máy bơm tim và phổi.

5. Phòng ngừa ngạt sơ sinh như thế nào?

Ngăn ngừa ngạt khi sinh có thể khó khăn vì tình trạng này có thể xảy ra đột ngột và không báo trước.

Theo một bài báo khoa học được đăng tải năm 2019, việc chăm sóc và theo dõi thích hợp trước và sau mỗi lần sinh là rất quan trọng, đặc biệt là ở những nơi có ít nguồn lực hơn. Các bước thực hiện có thể bao gồm:

  • Hồi sức hiệu quả;
  • Kiểm soát nhiệt độ cơ thể;
  • Đảm bảo rằng có thiết bị phù hợp;
  • Có các nhân viên y tế được đào tạo phù hợp và có kỹ năng thực hành tốt cho mọi ca sinh;
  • Dự phòng bằng một số loại thuốc, chẳng hạn như barbiturat, để giảm nguy cơ chấn thương não;
  • Điều trị, chẳng hạn như làm mát cơ thể, để ngăn ngừa các biến chứng thứ phát do ngạt có nguyên nhân từ các tế bào bị tổn thương giải phóng chất độc.
Nhân viên y tế

Có các nhân viên y tế được đào tạo phù hợp và có kỹ năng thực hành tốt cho mọi ca sinh

Tóm lại, sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, thai phụ bước vào cuộc đẻ và phải đối mặt với mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn cho cả mẹ và con, thai phụ cần hiểu rõ:

  • Quy trình cuộc chuyển dạ diễn ra như thế nào, thường kéo dài trong bao lâu để có hướng sinh thường hay sinh mổ, bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho thai nhi.
  • Các phương pháp giảm đau trong khi sinh, hạn chế đau đớn và giải tỏa áp lực tâm lý khi chuyển dạ.
  • Cách rặn và thở khi sinh thường đúng cách để cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, thai phụ không mất sức khi sinh.
  • Cách kiểm soát các cơn co tử cung sau sinh trong thời gian ngắn nhất.
  • Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không gây nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.
  • Tái khám sau sinh sớm để phát hiện những bất thường nguy hiểm như sót nhau, sót gạc.
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng khỏe mạnh.

Để xóa tan nỗi lo đau đớn khi sinh nở, Vinmec cung cấp chương trình Thai sản trọn gói với dịch vụ “đẻ không đau” trọn vẹn trong khi sinh và sau khi sinh bằng kỹ thuật gây tê màng cứng không morphingây tê thần kinh thẹn. Trong suốt quá trình sinh, sản phụ sẽ được các hộ lý hướng dẫn cách rặn đẻ và thở đúng cách, bé sẽ chào đời chỉ trong 10 – 15 phút. Sau khi sinh, bé sẽ được chăm sóc trong phòng vô trùng trước khi được đưa trở về với mẹ.

Sản phụ sẽ được nghỉ ngơi tại phòng bệnh cao cấp, được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn quốc tế, 1 mẹ 1 phòng với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, hiện đại. Mẹ sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn phương pháp nuôi dưỡng bé trước khi xuất viện. Tái khám sau sinh với cả mẹ và bé với các bác sĩ Sản khoa và Nhi khoa hàng đầu.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: Medicalnewstoday.com; Healthline.com

Related Stories

spot_img

Discover

Top 0 Hướng Dẫn Làm Đẹp

Các Thông Tin Và Kiến Thức Về Chủ Đề Hướng Dẫn Làm Đẹp Không...

Top 10 Làm Đẹp Với Chuối Và Mật Ong

Các Thông Tin Và Kiến Thức Về Chủ Đề Làm Đẹp Với Chuối Và...

Top 10 Hạn Chế Mụn

Các Thông Tin Và Kiến Thức Về Chủ Đề Hạn Chế Mụn Có Thể...

Top 10 Mẹo Trị Thâm Mụn Hiệu Quả

Các Thông Tin Và Kiến Thức Về Chủ Đề Mẹo Trị Thâm Mụn Hiệu...

Top 10 Cách Phá Mụn Ruồi

Các Thông Tin Và Kiến Thức Về Chủ Đề Cách Phá Mụn Ruồi Có...

Top 10 Cách Giảm Cơ Bắp Tay

Các Thông Tin Và Kiến Thức Về Chủ Đề Cách Giảm Cơ Bắp Tay...

Popular Categories

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here