Khoai tây nấu chín là một thành phần phổ biến trong các món ăn như salad và ăn kèm các món chính. Tuy nhiên, việc ăn khoai tây sống gần như không phổ biến, vì chúng thường được coi là không ngon miệng và khó tiêu hóa. Mặc dù ăn khoai tây sống có một số lợi ích sức khỏe, nhưng cũng có một số lo ngại liên quan đến độ an toàn và giá trị dinh dưỡng của chúng.
1. Khoai tây sống và khoai tây nấu chín
Khoai tây sống thường có vị đắng và kết cấu tinh bột cứng, khó sử dụng. Vì lý do này, hầu hết người dùng thích nướng, chiên, hoặc rán khoai tây trước khi dùng. Điều này dẫn đến một số khác biệt đáng chú ý về hương vị, kết cấu và màu sắc. Khi khoai tây sống được nấu chín, củ khoai trải qua một quá trình gọi là phản ứng Maillard – một phản ứng hóa học xảy ra giữa các axit amin và đường khử khi tiếp xúc với nhiệt. Quá trình này chịu trách nhiệm cho hương vị riêng biệt, màu sắc nâu đặc trưng và độ giòn của khoai tây khi nấu chín.
Khoai tây chiên là món ăn yêu thích của nhiều người
2. Thành phần tinh bột kháng
Khoai tây sống có lượng tinh bột kháng phong phú, một loại tinh bột mà cơ thể không tiêu hóa hoặc hấp thụ được. Thay vào đó, loại tinh bột được sử dụng để cung cấp năng lượng cho lợi khuẩn đường ruột. Việc bổ sung tinh bột kháng vào chế độ ăn uống của có liên quan đến các lợi ích sức khỏe tiềm năng. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy tinh bột kháng có thể làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy insulin và giữ cho cảm giác no cho cơ thể giúp tăng cường giảm cân. Tinh bột kháng cũng được chuyển thành butyrate, một loại axit béo chuỗi ngắn quan trọng để cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã phát hiện ra rằng butyrate có thể ức chế viêm trong ruột kết và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư ruột kết. Ngoài ra, theo một đánh giá, điều trị bằng butyrate cũng có thể giúp giảm một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS), bao gồm đầy hơi và đau dạ dày.
3. Thành phần Vitamin C
Nấu khoai tây có thể làm cho khoai có hương vị ngon hơn, nhưng quá trình nấu chín cũng có thể dẫn đến mất một số chất dinh dưỡng trong khoai. Khoai tây sống chứa ít calo và carb nhưng cũng ít protein hơn khoai tây nướng. Ngoài ra, cũng cung cấp ít kali và vitamin B6 hơn. Tuy nhiên, khoai sống lại cao hơn đáng kể chỉ số các vi chất dinh dưỡng quan trọng khác, bao gồm gấp đôi lượng vitamin C trong mỗi gram so với khoai tây đã nướng chín. Vitamin C là một vitamin tan trong nước thiết yếu, hoạt động như một chất chống oxy hóa và đóng vai trò trong quá trình sản xuất collagen và hỗ trợ chức năng miễn dịch. Do nhiệt độ cao phá hủy vitamin C, ăn khoai tây sống thay vì nấu chín là một cách dễ dàng để tăng lượng vitamin quan trọng này.
Ăn khoai tây sống giúp tăng cường vitamin C
4. Chất phản dinh dưỡng
Khoai tây có chứa chất phản dinh dưỡng như chất ức chế protein trypsin và chất xúc tác, có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Nấu khoai tây đã được chứng minh là làm giảm hàm lượng chất này để giúp tối ưu hóa sự hấp thụ và ngăn ngừa sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ví dụ, một nghiên cứu trong ống nghiệm đã quan sát thấy rằng nấu khoai tây có thể làm vô hiệu một loại chất ức chế gọi là trypsin. Đồng thời, một nghiên cứu về ống nghiệm khác báo cáo rằng việc nấu khoai tây đã loại bỏ 50% đến 60% chất phản dinh dưỡng. Đối với những người tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, chất phản dinh dưỡng không có khả năng gây hại. Tuy nhiên, nếu người dùng có chế độ ăn hạn chế các loại ngũ cốc, loại đậu hoặc củ, nấu chín khoai tây có thể là một lựa chọn tốt để giúp tối đa hóa sự hấp thụ chất dinh dưỡng.
5. Độc tố và hợp chất có hại
Khoai tây có chứa glycoalkaloids, một loại hợp chất hóa học được cho rằng có tính độc tô mạnh. Khoai tây, đặc biệt là khoai tây xanh, chứa hai loại glycoalkaloids: solanine và chaconine. Khi khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chúng tạo ra chất diệp lục, một loại sắc tố thực vật làm cho khoai tây chuyển sang màu xanh. Hơn nữa, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng có thể làm tăng sản xuất glycoalkaloids, đó là lý do tại sao có nhiều khuyến nghị về việc hạn chế tiêu thụ khoai tây xanh để giúp giảm thiểu việc tiêu thụ loại hóa chất độc hại này. Nếu tiêu thụ ở liều cao, các triệu chứng ngộ độc glycoalkaloid có thể bao gồm buồn ngủ, ngứa, và các vấn đề tiêu hóa. Theo một nghiên cứu trong ống nghiệm, khoai tây được nấu chín có thể làm giảm đáng kể tổng nồng độ glycoalkaloids.
Glycoalkaloids trong khoai tây có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa
6. Nguy cơ rối loạn tiêu hóa
Mặc dù tinh bột kháng có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, nhưng một lượng lớn như hàm lượng có trong khoai tây sống, có thể góp phần gây ra rối loạn tiêu hóa. Tinh bột kháng hoạt động như một prebiotic và được lên men bởi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột , dẫn đến việc sản xuất khí trong ruột kết. Khó chịu ở dạ dày, đầy hơi và chướng bụng là một vài triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến việc tiêu thụ prebiotic và tinh bột kháng. Khoai tây sống cũng có thể có nhiều khả năng chứa các chất gây ô nhiễm và vi khuẩn từ đất, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và ngộ độc thực phẩm.
Cách tốt nhất để phòng ngừa các triệu chứng tiêu cực là tăng lượng tiêu thụ khoai tây sống tiêu thụ từ từ trong vài ngày hoặc vài tuần và dừng tiêu thụ khi bạn bắt đầu xuất hiện các tác dụng phụ bất lợi. Ngoài ra, việc rửa kỹ củ khoai tây để loại bỏ mầm bệnh tiềm ẩn và loại bỏ vỏ khoai tây trước khi tiêu thụ giúp giảm nguy cơ ngộ độc.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn
Bài viết tham khảo: Healthline.com